Nói lắp và sức mạnh của kiểu nói chuyện không quyền lực

Bạn trung thực như thế nào về những điểm không hoàn hảo của bạn có thể làm tăng sức ảnh hưởng của bạn với người khác.

Tật nói lắp thường bị xem là chướng ngại vật, thậm chí là một khuyết tật. Nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ hơn, sự thật phức tạp hơn nhiều.
Trong nghiên cứu của tôi ở cuốn Out With It, tôi thấy nhiều người nói lắp nhưng cuối cùng lại khá thành công, có được sự kính trọng của mọi người, từ phòng họp cho đến sân chơi bóng rổ. Chắc chắn có những người đang bất mãn, nhưng những người thành công không phải lúc nào cũng chế ngự được tật nói lắp của họ. Những người vừa thành công và tiếp tục nói lắp, dường như có những đặc điểm chung nào đó. Tôi sẽ khám phá những đặc điểm đó ở bài tiếp theo, nhưng hôm nay tôi sẽ xem xét quan điểm về làm theo kiểu nói chuyện không quyền lực (powerless communication), cụ thể nó liên quan đến những người nói lắp như thế nào và mọi người có thể lợi dụng sức mạnh của nó để có được sự tin tưởng và tôn trọng như thế nào.

Đầu tiên tôi sẽ đi qua những khái niệm trong cuốn Give and Take của Adam Grant. Grant là giáo sư trẻ nhất ở trường Wharton School và có nhiều nghiên cứu học thuật trong lĩnh vực tâm lý công việc. Cuốn sách của anh ấy đem đến những hiểu biết đáng chú ý về điều gì thực sự có hiệu quả trong nói chuyện, giao tiếp.

Trong chương về sức mạnh của kiểu nói chuyện không quyền lực, Grant cho rằng, khi nói về sự hợp tác, chúng ta có khuynh hướng khuyến khích, đánh giá cao những người có kiểu nói chuyện không quyền lực. Điều này bao gồm: nói ngập ngừng, không quả quyết, đặt câu hỏi cho người khác (đem đến cho họ niềm vui được nói), cụ thể là hỏi xin lời khuyên của họ; và mở lòng về những đặc điểm dễ tổn thương và điểm yếu của chúng ta, chứ không chỉ có những sức mạnh của chúng ta. Hai cái đầu tương đối dễ hiểu và dễ thực hiện, nhưng tôi thấy những cái sau thì gây tò mò nhất. Nó đáng để khám phá thông qua lăng kính của tật nói lắp.

Khi viết cuốn Out With It, tôi phát hiện thấy con người thuờng xuyên bị thu hút trước nững người nói lắp, họ dường như đáng yêu như thế nào. Lúc đầu tôi chống lại phát hiện này, lo rằng sự thu hút của mọi người có lẽ nảy sinh từ lòng thương hại. Tuy nhiên, tôi càng nói chuyện với nhiều người, tôi càng nhận ra điều ngược lại - họ bị thu hút trước sự dũng cảm và thiếu tính mưu mẹo của người nói lắp. Trong một thế giới đầy sự ồn ào và những lời nói vô nghĩa, những người nói lắp được xem là đáng tin và chân thật. Vì cách nói của họ không có liên quan đến năng lực của họ, nên nó không làm bản thân họ bị giảm giá trị trong mắt người khác. Đúng hơn là nó nâng cao giá trị của họ lên.

Lưu ý:

Bạn cần kết hợp tính cởi mở với năng lực. Một thực nghiệm của nhà tâm lý Elliot Aronson theo dõi phản ứng của khán giả trước những người tham gia trong một game show. Khi người dự thi có năng lực cao làm đổ cafe lên người họ, khán giả thích họ nhiều hơn. Nhưng khi những người dự thi bình thường làm điều tương tự, mọi người ít thích họ hơn. Bài học là: nếu bạn làm tốt công việc của bạn thì mọi người muốn bạn là 'con người'. Nhưng nếu năng lực bạn kém thì kiểu nói chuyện không quyền lực sẽ phản tác dụng.

Mọi người đều có một điểm yếu, dù đó là cân nặng, chiều cao, vẻ ngoài, sự vụng về của họ...Thường thì những điểm yếu của chúng ta không có liên quan đến năng lực của chúng ta, nhưng chúng ta cố che giấu chúng để tỏ ra kiểm soát được hoặc tỏ ra uyên bác hoặc quyến rũ. Nhưng thực tế thì, khi chúng ta nói chuyện theo cách tiết lộ những khuyết điểm của chúng ta và bộc lộ tính tổn thuơng của chúng ta, mọi người có thể quan hệ với chúng ta như một con người. Họ bị thu hút trước chúng ta.
Bạn nghĩ thế nào? Bạn đã từng chia sẻ những điểm yếu và tính dễ bị tổn thương của bạn ở nơi làm việc chưa?
Share on Google Plus

About Nặc danh

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét